NỘI DUNG DI CHỈ VÀ DI NGÔN SÁNG TỔ
1. DI CHỈ THỨ 1: ANH DŨNG
Mỗi môn sinh VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
Phải luôn trui luyện cho mình một thân thể cường tráng, một bản lãnh võ thuật uyên thâm. Đó là giai đoạn mở đầu cho người học võ. Tiến lên bậc Võ sư là đã có kiến thức về võ đạo và phải sống đời sống theo tinh thần võ đạo: Sống, Giúp người khác sống và Sống cho người khác
Đó là phần Anh Dũng của Tâm Hồn.
Các võ sư phải tự thức nắm lấy phần trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của môn phái của Dân tộc và của cả Nhân loại nữa
Thấy điều phải còn rụt rè, thấy điều khó muốn thoái bỏ, cầu nhàn thì quả thật:
Chưa có sự Anh Dũng của Tâm Hồn
Với tinh thần võ đạo đã được rèn luyện, chúng ta phải biết dùng bàn tay thép để bót nát ngay trái tim vị kỷ, ươn hèn của chính bản thân, mới mong sử dụng được vào đời. Có thế mới đủ tư cách mang tinh thần võ đạo và trở thành người có ích cho nhân quần xã hội
2. DI CHỈ THỨ 2: HÒA ÁI
Đố kỵ và tự cao, tự đại là hai liều thuốc độc giết chết Trái tim Từ Ái. Đó là điều tối kỵ đối với người học võ. Hãy yêu thương để được người yêu thương và nể trọng mình, hãy hòa với mọi người để được mọi người tin và đối xử chân thành với mình.
Hòa Ái là điều cốt lõi cho một tập thể ổn định
Là nền tảng cho cả nhân loại đi đến hòa bình.
Sống:
Ta không mong đợi những may mắn
Không cầu xin một tình thương
Ta phải kiên nhẫn vật lộn bằng nước mắt
Bằng máu với tất cả cùng tột của gian lao khổ hạnh
Ta bao giờ vẫn hiên ngang đón nhận lấy trong cuộc sống liên tục những cơn tàn phá phủ phàng
Những chua chát của đổ vỡ
Và luôn mãnh liệt để tái tạo
Phải:
Ta phải sống mỗi ngày mỗi xúc tích mãnh liệt hơn !
Nhưng phải sống với nhãn quan thông suốt, siêu việt và hợp lý ;
Không chạy từ một cực đoan này sang một cực đoan khác.
Nếu:
Ở đời ta chỉ nhận định cuộc sống theo một khía cạnh phiến diện, để rồi, hoặc là sống nhiệt cuồng thái quá, hoặc là chán nản, thất vọng thì thật ra ta chưa hiểu và sống hết cái ý vị của sống.
Ta chỉ ở giữa bước ra đời rồi chết gục.
Ta chưa tìm nổi một hướng đi, một chỗ đến.
Ta chưa có một sức chiến đấu bền bỉ, một ý chí vững chắc, một tài ba vượt bực, một hoài bão lớn lao và một tim óc làm việc cho ra việc.
Ðời:
Phải là một bức tranh linh động đầy lửa sống muôn màu!
Thắng hay bại đều cần phải nếm trải.
Tình cảm và lý trí cần được khai thác đồng đều.
Thất bai đỗ vỡ là hình ảnh của khổ đau tủi hận;
Ngu đốt ngờ nghệch thật đáng buồn thương chua xót,
Nhưng nếu ở đời lúc nào ta cũng chăm chăm dùng mưu mô khôn lanh quỷ quyệt để mong đoạt hết mọi thắng lợi thì qua cái cảm giác ban đầu, cuối cùng thắng lợi đó cũng không giá trị hơn một đổ vỗ, thất bai.
Cho nên :
Muốn tận hưởng ý nghĩa của cuộc sống ta phải được thắng và có bại và phải giữ gìn nhân tính.
Ta phải biết vui, buồn, mừng, giận, yêu ghét, sợ tùy theo cảm xúc và cảnh ngộ.
Lấy tình cảm dẫn đường cho lý trí và hành động.
Và dầu trong thời gian, không gian nào, con người cũng đều yêu, đều cảm phục cái ÐẸP của NGƯỜI , của VẠN VẬT,của NGHỆ THUẬT của TIM ÓC và của HÀNH ÐỘNG, con người đều ham chuộng, tôn quý tất cả những gì là ÐỨC ÐỘ, TÀI NĂNG, ÁNH SÁNG, CHÂN THÀNH, và THƠ MỘNG.
Con người phải tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thể xác, nổ lực làm việc bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, mưu lợi ích cho mình và cho người. Ðó là phục vụ Con Người, chân Lý Tưởng của Sống.
“Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời, nhưng ta đã được quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THỰC NGƯỜI.
Nhưng ta đã vượt khởi lên trên những tối tâm, tội lỗi của NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI.
Bao đớn đau tan hồn, nát xác người đã gieo ở ta, ta đã gạt hái những bông hoa cao đẹp nhất ở sự THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ.”